Đoạn clip ngắn được chia sẻ về "rìa mưa" xuất hiện ở chân cầu Ba Son - cây cầu nối TP.Thủ Đức với Q.1 (TP.HCM). "Thấy mọi người nói là rất khó mới thấy được rìa của cơn mưa. Khi biết phía trước là mưa gió nhưng người ta vẫn phải đi qua",ìamưaởcầuBaSongâysốtmạngCóphảihiệntượnghiếmgặnghe sách truyện audio online hay nội dung bài đăng viết.
Trong clip, cơn mưa "bao trùm" hết cây cầu Ba Son, nhưng ngay dưới chân cầu chưa xuất hiện mưa, đường còn khô ráo. Nhiều người dừng lại mặc áo mưa và cũng có người không quên chụp ảnh ghi lại khoảnh khắc này.
"Rìa mưa" ở cầu Ba Son
Đoạn clip được chia sẻ khắp các trang mạng xã hội, nhiều người cho rằng đây là hiện tượng hiếm gặp, cũng có người liên tưởng đến những bão giông trong cuộc đời, biết khó khăn nhưng vẫn phải đi tới.
Tài khoản Trực Trần viết: "Phía trước là bầu trời... đang mưa, cứ coi như là để giải nhiệt cuộc sống". Facebooker Châu Minh bình luận: "Vì tương lai và cuộc sống nên cứ vẫn phải bước đi thôi". "Vì cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng cho nên trải qua những khó khăn con người ta nhìn lại để biết trân trọng nó hơn", nicknam Lý Đại bày tỏ.
"Bình thường, thấy hoài", "Đẹp thế nhỉ", "Hay gặp ở cầu Phú Mỹ"... cũng là những bình luận được chia sẻ.
Thạc sĩ Lê Đình Quyết, Phó trưởng phòng Dự báo, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ cho biết, đây không phải là hiện tượng bất thường. Theo ông Quyết, mưa có rất nhiều trường hợp, hôm nào mưa diện rộng thì gần như toàn TP.HCM chỗ nào cũng có mưa.
"Nhưng có khi mưa theo từng khu vực nhỏ - gọi là mưa cục bộ, có khi bên này không mưa, sang khu vực khác lại mưa. Đám mây đang cho mưa di chuyển tới đâu thì mưa xảy ra tới đó, cũng có đoạn do nằm ở khu vực bị khuất gió vào thời điểm đó, nên không mưa, mà mưa ngay khu vực bên, hoặc khu vực gần sông, hội tụ gió, ẩm đúng vào khu vực đó nên gây mưa", ông Quyết lấy ví dụ.
Nam Trung bộ, Tây nguyên và Nam bộ dự báo mưa giông diện rộng
Cũng theo ông Quyết, trong thuật ngữ chuyên môn không có từ nào là "rìa mưa". Nói về diện mưa thì chỉ có mưa vài nơi, mưa rải rác và mưa nhiều nơi. Nói về cường độ mưa thì có mưa nhỏ, mưa vừa, mưa to. Nhắc đến loại mưa thì có mưa phùn, mưa đá, mưa rào...
"Mưa ở vùng nhiệt đới, nhất là các đô thị, kiểu mưa do mây đối lưu thì thỉnh thoảng xuất hiện bên này đường hoàn toàn không mưa, bên kia đường mưa như trút nước, thậm chí mưa to, rất to, đó gọi là mưa lớn cục bộ. Hiện tượng này cũng xảy ra hàng năm, không có gì bất thường", ông Quyết nhấn mạnh.